Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

Hồi phục sau sinh-Bài 1 chăm sóc ngực sau sinh

Thông tin về sự thay đổi ở cơ thể người mẹ, đặc biệt là tình trạng căng tức ngực.

Tôi nên làm gì khi ngực bị sưng căng?

Vùng ngực rất nhạy cảm.

Nếu bạn không làm gì với việc sưng lên này, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề với nó.

Vì vậy hãy chăm sóc kỹ lưỡng và tỉ mỉ vùng ngực của mình.

Hãy cho em bé bú thường xuyên

Ngực của bạn đã trải qua rất nhiều vấn đề để tiết ra được sữa, vì vậy hãy cho em bé bú thường xuyên. Khi em bé bú Mẹ, ống dẫn sữa được mở thông.

Những mẹo nhỏ cho việc tiết sữa hiệu quả

<Luân phiên thay đổi bên ngực, cho bé bú cả hai bên ngực phải và ngực trái>

Không chỉ cho bé bú một bên ngực cho tới khi bạn thấy ngực hết sưng, hãy thay đổi bên ngực sau 5 phút mỗi lần bú hoặc bất kỳ thời gian nào bạn thấy hợp lý, và hãy thay đổi luân phiên.

<Hãy thay đổi tư thế bế con bú của bạn>

Nếu bạn thường bế bé nằm ngang rồi cho bú, thì hãy thay đổi và xoay bế bé theo chiều dọc là một ví dụ, hoặc bạn có thể sử dụng những tư thế khác nữa. Bởi mỗi tư thế bú sẽ tác động đến những ống dẫn sữa khác nhau và giúp tránh được việc tắc bất kỳ ống dẫn sữa nào.


Bệnh viêm núm vú hình thành khi các vi khuẩn lọt vào cơ thể qua các vết xước hoặc hoặc nứt trên núm vú,v.v. và dẫn tới một sự viêm nhiễm (nhiễm khuẩn núm vú) và khi một tuyến sữa Mẹ bị tắc lại, dẫn tới sự viêm nhiễm (viêm nhiễm sưng huyết núm vú). Các triệu chứng bao gồm sưng tấy đỏ vùng ngực, đau, và khó thở. Nếu nó trở nên tệ hơn, đó sẽ là điều rất đáng lo ngại, vì vậy nếu bạn thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên, hãy ngay lập tức tới gặp các bác sỹ tại phòng khám phụ khoa, hoặc tiến hành làm tiểu phẫu thông tuyến sữa tại bệnh viện nơi bạn sinh em bé.

<Mát-xa trong lúc cho bé bú>

Bằng việc ấn phần cứng và các khu vực sần bằng ngón tay trong lúc bé bú sữa, bạn có thể tránh được những khối u.

Đừng ép sữa tiết ra quá nhiều

Khi ngực bạn bị sưng lên và đau, bạn sẽ có chiều hướng muốn ép cho sữa ra hết khỏi cơ thể mình. Nhưng ngực bạn sẽ gặp phải lỗi về số lượng sữa bạn ép ra so với lượng sữa bé cần. Khi điều đó xảy ra, kể cả khi nguồn sữa được tiết xuất, thì ngực bạn vẫn sẽ sưng trở lại. Bạn sẽ cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác, nhưng khi bạn ép sữa ra ngoài để làm cho ngực mềm đi và đau nhức, điều đó sẽ khiến em bé gặp khó khăn trong việc bú sữa Mẹ, hoặc hãy thận trọng ép sữa ra khi bạn cảm thấy không thể chịu nổi. Nhưng hãy cẩn thận đừng ép sữa ra quá nhiều.

Ép sữa ra như thế nào

Bạn cần rất thận trọng trong việc ép sữa ra quá nhiều, nhưng có những thời điểm bạn sẽ phải ép sữa ra ngoài. Một phương pháp là sử dụng dụng cụ hút sữa chuyên dùng, nhưng tại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ép sữa bằng tay, việc này sẽ nhẹ nhàng hơn với vùng ngực.

Hãy cẩn thận với các bữa ăn

Nguồn sữa được làm từ chính máu lưu thông trong cơ thể người Mẹ. Vì vậy bạn sẽ phải rất cẩn thận với các thức ăn mà bạn ăn bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến máu trong cơ thể bạn. Đặc biệt, hãy tránh các bữa ăn có dung lượng calo quá cao, và các đồ ăn chứa quá nhiều chất béo, ví dụ như bánh ngọt, và ăn những bữa ăn dinh dưỡng tập trung vào các thức ăn ngũ cốc và rau quả.

Mát-xa cũng rất hiệu quả

Nếu tuyến sữa vẫn không được mở thông, điều đó sẽ gây khó khăn cho em bé khi bú sữa Mẹ. Mát-xa là một việc làm hữu ích để mở thông tuyến sữa. Thêm nữa, sự sưng căng của ngực cũng gây ra những khó khăn cho bé khi bé Mẹ, vì vậy sẽ là điều tốt nếu bạn mát-xa vùng ngực mềm hơn trước khi cho con bú.

Điều quan trọng là làm mát vùng ngực

Khi ngực trở nên quá căng khiến bạn cảm thấy khó thở, hoặc khi bạn có một khối u, ví dụ như vậy, việc làm mát vùng ngực sẽ khiến bạn thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng khi làm mát quá nhanh, ví như sử dụng đá lạnh, sẽ dẫn tới sữa không thể tiết ra được, vì vậy việc làm mát vùng ngực một cách nhẹ nhàng và từ từ là một điều rất quan trọng. Nếu bạn sử dụng một pad làm mát, hoặc pad lạnh, hãy bọc chúng vào những chiếc khăn để tránh làm mát quá nhanh.

Hãy tự nhắc nhở về việc giữ vệ sinh

Trong thời gian đầu, việc chăm sóc núm vú sẽ rất khó khăn, vì làn da trở nên mỏng manh và dễ bị xước. Nếu vi khuẩn thâm nhập qua những vết xước đó, v.v, nó sẽ dẫn tới các bệnh viêm núm vú. Vì vậy, thay đổi dụng cụ vệ sinh thường xuyên và giữ vùng ngực luôn sạch sẽ là điều thiết yếu.

Tôi nên làm gì khi bị viêm núm vú?

Bệnh viên núm vú xuất hiện khi vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể qua các vế xước hoặc rách trên núm vú, v.v và dẫn tới các bệnh viêm nhiễm (nhiễm khuẩn núm vú), và khi tuyến sữa bị tắc, sẽ dẫn tới một bệnh viêm nhiễm (sưng huyết núm vú). Các triệu chứng bao gồm sưng tấy đỏ vùng ngực, đau, và khó thở. Nếu nó trở nên tệ hơn, đó sẽ là điều rất đáng lo ngại, vì vậy nếu bạn thấy xuất hiện một trong những triệu chứng trên, hãy ngay lập tức tới gặp các bác sỹ tại phòng khám phụ khoa, hoặc tiến hành làm tiểu phẫu thông tuyến sữa tại bệnh viện nơi bạn sinh em bé.

Tôi không thể cung cấp đủ sữa Mẹ cho bé! Tôi nên làm gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới điều này hoặc không có đủ nguồn sữa để cung cấp, và có những điều khác biệt giữa từng cá thể.

"Một người mẹ cung cấp đủ sữa cho bé là một người Mẹ khỏe mạnh."

Đây là điều dễ hiểu trong mọi trường hợp. Sự lo lắng đồng nghĩa với việc nói không với việc cung cấp sữa. Hãy tìm hiểu một vài sự giúp đỡ từ các sữa bột, và hãy kiên nhẫn tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn tới điều này.

Hãy cho bé bú thường xuyên

Việc cho bé bú thường xuyên sẽ giúp sản sinh nhiều sữa Mẹ, và giúp tuyến sữa được mở thông. Trong trường hợp bạn chưa thấy sữa về trong thời gian đầu, hãy vẫn cho bé bú cho tới khi nào bạn không còn thấy đau tức phần núm vú. Nếu bạn kiểm cân nặng của bé và bé bị thiếu cân, đừng quên thực hiện nghiêm túc theo các sữa bột.

Hãy kiểm tra lại các bữa ăn hàng ngày của bạn

Các bữa ăn giàu calo và đồ chiên rán sẽ dẫn tới việc tác tuyến sữa. Hãy tuân thủ theo các bữa ăn dinh dưỡng và tập trung vào đồ ngũ cốc và rau quả. Khi khí hậu thay đổi, đồ ăn Nhật Bản vẫn được khuyên dùng ở Châu Âu.

Giữ giấc ngủ và tập các bài thể dục đặc biệt

Một lối sống lành mạnh không chỉ bao gồm những giấc ngủ sâu, mà còn cả những bài thể dục đặc biệt dường như cũng giúp ích trong việc sản sinh sữa Mẹ. Hầu hết các bà Mẹ thường không được ngủ đủ giấc khi họ phải chăm sóc trẻ sơ sinh, vì vậy sẽ tốt hơn nếu họ nhận được sự giúp đỡ từ những người cha để họ có thể được nghỉ ngơi.

Mở thông tuyến sữa bằng việc mát-xa

Nếu tuyến sữa bị tắc, sữa Mẹ sẽ dừng tuần hoàn, điều đó dẫn tới vị sữa trở nên tệ hơn. Nếu vị sữa trở nên tệ hơn, em bé sẽ không bú Mẹ nữa, dẫn tới việc tuyến tiếp tục không được mở thông và trong một vài trường hợp nó trở thành một vòng luẩn quẩn. Vì vậy đối phó với việc tắc tuyến sữa bằng việc mát-xa dường như là một điều tốt và nên thử nghiệm.

Đừng để bị quá căng thẳng

Điều kỳ lạ rằng, khi người Mẹ bị căng thẳng và mất kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của cô ấy. Vì vậy nếu bạn quá lo lắng về việc không đủ nguồn sữa và nó làm bạn trở nên căng thẳng, đó sẽ là một vòng luẩn quẩn. Căng thẳng là một điều không tránh khỏi trong thời gian chăm sóc bé, những hãy cố gắng tìm hiểu và đối phó với những lúc căng thẳng đó.

Sữa bột là một đồng minh mạnh mẽ

Ngày nay sữa bột được làm ra trong môi trường đảm bảo và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như nguồn sữa Mẹ. Đúng vậy, việc cho con bú là một điều thiêng liêng, nhưng cũng không cần phải phụ thuộc vào điều đó quá nhiều. Hơn nữa trong trường hợp người Mẹ lo lắng về việc không cung cấp đủ sữa, các bé sẽ được khuyên dùng các loại sữa bột với một người mẹ vui vẻ và hạnh phúc. Nếu việc này giúp bạn thấy thoải mái và thư giãn chút ít trong khi chăm sóc bé, điều đó sẽ là điều tốt khi nhận sự hỗ trợ từ sữa bột.

Nếu bạn không thể cung cấp đủ lượng sữa, có phải bạn không phù hợp với thiên chức làm Mẹ?

Dĩ nhiên là không phải! Và bạn không cần phải lo lắng rằng sữa bột chưa ít dưỡng chất cơ bản hơn so với sữa Mẹ. Điều quan trọng là sự liên kết thường xuyên với bé. Điều rất quan trọng cần phải làm là vuốt ve và âu yếm em bé khi thay tã cho bé và nhìn vào mắt bé, rồi nói chuyện với bé khi cho bé ăn sữa bột. Điều quan trọng chính là tình yêu bạn dành cho bé. Điều đó cũng có nghĩa bạn không còn nhất thiết phải phụ thuộc hoàn toàn vào sữa Mẹ.

Điều gì sẽ xảy ra với vùng ngực sau khi sinh?

Ngực bạn sẽ thay đổi rất nhiều trong quá trình mang thai.

Có hay không có, ngực bạn cũng sẽ trở lại với hình dạng như lúc trước khi mang thai sau khi sinh, và việc cai sữa là điều làm bạn thấy lo lắng.

Kích cỡ và hình dáng sẽ thay đổi chứ?

Hầu như ngực của phụ nữ sẽ to lên 2 cỡ trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, nhưng chúng sẽ trở về với hình dạng ban đầu sau khoảng một năm sau sinh. Trong khi có một số cá thể biến dị, thật không may, trong rất nhiều trường hợp, hình dạng và sự săn chắc của bầu ngực sẽ không trở lại như thời kỳ trước khi mang thai.

Màu sắc của núm vú sẽ như thế nào?

Có rất nhiều người Mẹ có núm vú trở nên sẫm màu trong suốt quá trình mang thai và trước khi sinh do kích thích tố, đúng không? Trong khi chúng sẽ không trở lại với màu sắc cũ ngay lập tức, nhưng theo thời gian màu sắc đó sẽ bị phai đi.

Nếu bạn cho bé sử dụng sữa bột thì sẽ như thế nào?

Có hay không có việc cho con bú cũng sẽ không ảnh hưởng tới sự thay dổi của vùng ngực. Nếu bạn vừa sinh em bé, ngực bạn sẽ thay đổi dù là chút ít. Sự thay đổi của vùng ngực phụ thuộc nhiều hơn vào cơ địa của từng người phụ nữ, không phải là việc bạn cho con bú hay không.

Bạn cần làm gì để chăm sóc ngực sau sinh, lấy lại vóc dáng trước đây?

Mặc dù vùng ngực không thể trở lại như trước kia, phần lớn các bà Mẹ vẫn cố gắng lấy lại hình dáng vừng ngực càng giống với trước khi mang thai càng tốt.

Chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn những điều đơn giản nhất bạn có thể làm trong suốt quá trình chăm sóc bé.

Những việc bạn có thể làm như một phần của cuộc sống hàng ngày.

Khi bạn đi dạo với bé, bạn có cảm thấy cơ thể dần trở nên mệt mỏi và yếu hơn không? Đi bộ đúng tư thế sẽ rất hữu hiệu trong việc làm săn chắc bầu ngực. Hấp thụ nhiều vitamin có trong rau quả như tỏi thơm, giúp làn da căng mịn, có giúp làm săn chắc vùng ngực.

Có rất nhiều việc bạn có thể làm hàng ngày để giúp cho ngực bạn trở nên săn chắc bằng việc tập trung vào những việc đó, vì vậy hãy thử nghiệm chúng.

Bài tập thể dục giúp ngực săn chắc

Nếu ngực bạn bị chảy xệ, bạn có thể làm chúng săn chắc bằng việc thay đổi tư thế của bạn và bằng việc thiết lập các cơ xung quanh ngực. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số bài tập giúp làm ngực săn chắc, đây là những bài tập dễ thực hiện cho cả các bà Mẹ bận rộn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thử nghiệm chúng.

Bạn vừa là một người Mẹ vừa là một người phụ nữ, vì vậy bạn sẽ bị sốc khi thấy ngực mình bị thay đổi hình dạng. Nhưng sự thay đối chứng mình rằng bạn đã là một người Mẹ đúng nghĩa. Đừng suy nghĩ theo chiều hướng "tiêu cực", mà hãy nghĩ rằng đó là "thiên chức làm Mẹ". Không phải chỉ có một mình bạn trải qua sự biến dạng hình dáng bầu ngực, mà mọi người Mẹ đều phải trải qua, vì bạn không cần thiết phải cảm thấy tự ti về điều đó.

update : 19.09.2017

Danh mục yêu thích sử dụng dữ liệu tìm kiếm lưu trữ của trình duyệt . Nếu bạn đang sử dụng iPhone hoặc iPad, vui lòng tắt Chế độ Tìm kiếm cá nhân. Nếu bạn xóa dự liệu lưu trữ, những nội dung yêu thích cũng sẽ bị xóa.

Chia sẻ